Template-Foodie

Công tử Bạc Liêu - Sự thật và giai thoại

0

- Sưu tầm & Biên soạn: nhà báo_Phan Trung Nghĩa
- Thể loại: Tư liệu Việt Nam xưa
- Người đọc: Thu Hiền
 

Theo tác giả, Công tử Bạc Liêu sinh trong gia đình có bảy người con, ông là người thứ ba, sinh ngày 22/6/1900 và mất năm 1973. Ông còn được gọi là “Hắc công tử từ nước da ngăm đen của ông và để phân biệt, đối xứng với Bạch Công Tử (ở Tiền Giang)… Nếu như trong mắt giới giang hồ tứ chiếng, Ba Huy là một người "ngon" nhất Nam bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được nể trọng vì có vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình. Tính Ba Huy vị tha và coi tiền như rơm như rác. Lúc cuối đời tài chính suy kiệt, Ba Huy từ Sài Gòn về Bạc Liêu bán một dãy phố lầu cuối cùng… Ba Huy sinh hoạt cực kỳ xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là sáng ăn kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Món ăn Ba Huy thích là sáng ăn bánh mì với bơ, uống cà phê sữa, trưa ăn súp cá, chiều ăn cà ri nấu cá chẻm... (Chân dung công tử Bạc Liêu).

Còn nhiều giai thoại và chuyện kể về thói ăn chơi xa xỉ của vị "công tử" này khi lên Sài Gòn đô hội, trong đó có giai thoại “Hắc công tử… với giai thoại đốt tiền”. Tác giả viết: “Đang nhậu, một người đẹp nào đó đánh rơi một đồ vật dưới gầm bàn rồi cúi xuống mò tìm trong bóng tối. Thấy vậy, Bạch Công tử liền móc tờ giấy con công (năm đồng) đốt đuốc soi để tìm vật đánh rớt. Với ý chơi khăm và cũng để “giật le” trước hai người đẹp, Hắc công tử liền bật hột quẹt đốt tờ giấy bộ lư (100 đồng) cũng để làm đuốc (thuở ấy ai mà có tờ giấy bạc bộ lư là đã bị “lính kín” theo dõi). Sáng hôm sau, cả châu thành Sóc Trăng đồn ầm lên rằng “Công tử Bạc Liêu đốt tiền”, và nó lan ra thành một giai thoại đến ngày nay…

Và còn chuyện “Công tử Bạc Liêu gặp Việt Minh”, rằng: “Câu chuyện của ông Trần Văn Sớm kể với nhà văn Trầm Hương đã bộc lộ được nhân cách của Công tử Bạc Liêu. Ba Huy không cổ hủ, cực đoan như nhiều địa chủ khác, khi được cách mạng giáo dục thì Ba Huy cởi mở, hợp tác chân tình. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra là một con người tự trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông đã làm được thế ấy. Điều này cũng giúp cho chúng ta có một cái nhìn cởi mở hơn về nhân vật đặc biệt: Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy”.



Mời các bạn nghe truyện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét